Cách trị đái dầm ở trẻ

Tình trạng đái dầm ở trẻ rất thường xuyên gặp đặc biệt ở những trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khi mà bé chưa chủ động đòi di tè được. Những với một số trẻ đã lớn vẫn diễn ra tình trạng này thì có thể đây là một triệu chứng của bệnh lý nào đó. Trẻ thường đái dầm vào ban đêm, gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trẻ nhỏ chưa chủ động kiểm soát được hoạt động đi vệ sinh thường xuyên sẽ bị đái dầm. Để nói đây có thể là một triệu chứng bệnh lý thì chỉ chiếm 1%. Cùng tìm hiểu về tình trạng này ở trẻ kỹ hơn nhé.

1. Tìm hiểu chung về đái dầm ở trẻ

Hiện tượng đái dầm ở trẻ em là gì? Đây thực chất là do việc đi tiểu ở trẻ không tự chủ được khi đang trong giấc ngủ ví dụ như ngủ mơ đái dầm. Tình trạng này đặc biệt xảy ra với những trẻ chưa phát triển toàn diện. Do các chức năng của bàng quang vẫn chưa được hệ thần kinh điều khiển như người trưởng thành.

Tình trạng này hầu như phụ huynh không cần lo lắng nhiều vì thường sẽ hết dần khi bé ngày một lớn. Với những trường hợp trẻ đái dầm không tự khỏi hay bé đái dầm ban đêm ngay cả khi đã lớn thì có thể khiến tình trạng này trở thành bệnh lý với tên gọi đái dầm mãn tính. Đây có thể là biểu hiện tìm ẩn của một loại bệnh lý nào đó.

2. Những nguyên nhân nguyên nhân đái dầm ở trẻ là gì?

Các nhà nghiên cứu chia tình trạng này ở trẻ thành 2 nguyên nhân chính:

  • Đái dầm tiên phát

Đây là nguyên nhân phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trường hợp đái dầm ở trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên trẻ sẽ ngưng đái dầm khi bước sang giai đoạn từ 3 – 5 tuổi. Một số trẻ khi đã qua độ tuổi này rồi vẫn gặp tình trạng đái đêm thường xuyên. Ngay cả với những trẻ đã 10 – 15 tuổi vẫn chưa hết. Nguyên nhân là do:

+ Khi ngủ, cơ thể mỗi chúng ta đều vẫn diễn ra hoạt động bình thường. Hệ thống bài tiết nước tiểu vẫn làm việc và khi lượng nước thải này đi vào bàng quang và đầy. Thường trẻ phát triển, não bộ sẽ nhận được tín hiệu cần giải phóng nước tiểu và đánh thức trẻ dậy. Nhưng với trẻ châm phát triển, não bộ, thần kinh chưa phát ra tín hiệu này thì trẻ sẽ đái đêm.

  • Tại sao trẻ đái dầm nhiều?

+ Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi thấy con mình tiểu quá nhiều khi đang ngủ. Hiện tượng này có thể là do bé đã ngủ quá sâu khi bàng quang đầy. Não bộ sẽ không nhận được tín hiệu để đánh thức trẻ.

+ Thói quen để trẻ tắm lâu, trẻ chơi khi tắm khiến sao nhãng việc buồn đi vệ sinh. Trẻ có thể vừa tắm vừa tè không tự chủ, điều này cũng khiến ảnh hưởng đến giấc ngủ và việc đái đêm.

+ Cơ thể con người có một loại hormone có tác động đến việc đi tiểu, được gọi với tên hormone chống lợi tiểu. Chất này làm nhiệm vụ giúp cơ thể tạo ra ít nước tiểu hơn vào ban đêm. Với nhiều trẻ cơ thể không sinh ra đủ loại hormone này khiến cơ thể thải ra nhiều nước hơn bình thường. Điều này khiến bàng quang nhanh đầy, trẻ tè nhiều hơn.

+ Đái dầm tiên phát di truyền, thường cha hoặc mẹ mắc tình trạng này thì trẻ khi sinh ra cũng có khả mắc khá cao (44%).

  • Đái dầm thứ phát

Đây là tình trạng trẻ đã không tè khi ngủ khoảng 6 tháng nhưng sau đó việc đái đêm quay lại. Nguyên nhân gây đái dầm thứ phát là do:

+ Bàng quang của trẻ có kích thước nhỏ thì khả năng chứa nước sẽ kém hơn những người có bàng quang bình thường. Ngoài ra, mất khả năng kiểm soát đi tiểu còn có thể do việc co thắt bàng quang.

+ Ở trẻ dậy thì, cơ thể đang phát triển và có nhiều biến đổi khiến loại hormone chống lợi kiểu cũng bị ảnh hưởng. Có thể làm cơ thể sản sinh ít hơn và vì thế mà trẻ tiểu đêm nhiều hơn.

+ Trẻ mắc các bệnh lý về đường tiết niệu cũng có khả năng đi tiêu nhiều hơn những trẻ bình thường.

+ Tâm lý khiến trẻ bị đái dầm, như các cảm giác lo lắng, stress xảy ra nhiều làm ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang.

3. Những cách chữa đái dầm ở trẻ nhỏ đơn giản và hiệu quả:

  • Sử dụng liệu pháp tập bàng quang chữa đái dầm ở trẻ

Đây là một phương pháp mang lại nhiều hiệu quả, tính an toàn cao có thể tập Kegel hoặc rèn luyện cho càng quang khả năng giữ nước tiểu. Việc kiểm soát tốt khả năng muốn giải phóng nước tiểu sẽ rất tốt cho trẻ tầm 6 tuổi.

  • Thay đổi cách uống nước chữa đái dầm ở trẻ

Trẻ đi vệ sinh nhiều có thể bị ám ảnh bởi việc uống nước, chủ động hạn chế uống nước dù khát. Vì nghĩ rằng uống nhiều nước sẽ càng đi tiểu nhiều, nhịn uống nước vào ban ngày có thể khiến ban đêm khát hơn. Phụ huynh nên khuyên trẻ uống nhiều nước khi ban ngày và uống một ly nước sau khi ăn tối xong. Sau đó cho đến lúc ngủ trẻ sẽ hạn chế uống nước hơn, điều này giúp sự bài tiết ổn định hơn.

  • Mát-xa bụng với tinh dầu chữa đái dầm ở trẻ

Loại tinh dầu sử dụng để trị đái dầm phụ huynh nên chọn dầu ô liu, hãy làm ấm lên rồi tiến hành xao bụng cho bé. Nên xoa ở bụng dưới chỉ cần vài phút là được, thao tác mát-xa này giúp cơ tiết niệu bị tác động giúp bàng quang được kiểm soát hơn. Lưu ý không nên thực hiện sau ăn nhé.

  • Thay đổi lối sống giúp chữa đái dầm ở trẻ

    Cách thay đổi lối sống của trẻ có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chứng tiểu đêm. Hãy tạo những thói quen tích cực như sau:

    + Tạo thực đơn ăn uống đủ chất và cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
    + Không nên cho trẻ uống các loại nước có gas, nước ngọt,… trong ngày đặc biệt là trước khi ngủ.
    + Nên rèn cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ vùng kín thường xuyên
    + Tạo dựng thói quen vận động hàng ngày từ những bài thể thao thích hợp độ tuổi.
    + Tránh để trẻ trẻ mải chơi, mải xem,… khiến tiểu mất tự chủ, thi thoảng chủ động hỏi trẻ có muốn đi tiểu không để trẻ nhớ ra.
    + Với những trẻ dưới 2 tuổi nên đóng bỉm cho trẻ trước khi ngủ vì trẻ ở độ tuổi này đa số chưa kiểm soát được đi tiểu đêm.
    + Nên để trẻ đi tiểu trước khi ngủ, giải phóng lượng nước trước khi bắt đầu giấc ngủ giúp trẻ ngủ ngon hơn và ít tiểu đêm hơn.

Thực chất, đái dầm ở trẻ không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng này gây phiền phức khi đêm tiểu ra giường gây khó chịu. Thậm chí còn tích tụ vi khuẩn, gây mùi hãy cải thiện tình trạng này cho trẻ sau khi tham khảo những cách trên nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh sởi ở trẻ
  • Làm thuốc trị ho tại nhà đơn giản
  • Cách để phòng tránh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh
  • Viêm da cơ địa ở trẻ
  • 5 cách tăng đề kháng cho trẻ nhỏ
  • Trẻ nhỏ sốt sau tiêm chủng có nguy hiểm không?