Sốt virus ở trẻ – Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh

Sốt virus ở trẻ – Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh

Trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ mắc nhiều bệnh lý, vì đây là thời điểm trẻ chưa có sự phát triển toàn diện.  Sức đề kháng của trẻ chưa cao để có thể tự phòng tránh nhiều mầm bệnh xung quanh. Vì thế, phụ huynh cần có kiến thức để bảo vệ, chăm sóc bé yêu của mình. Một trong những bệnh rất dễ gặp, phổ biến nhiều độ tuổi đó là sốt virus ở trẻ.

Cho đến nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có thể nghe, nói về căn bệnh này nhưng chưa thật sự hiểu kỹ để có thể phát hiện kịp thời. Trong bài viết hôm nay, chia sẻ kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh sốt virus ở trẻ.

1. Dấu hiệu nhận biết sốt virus ở trẻ là gì?

Đây là căn bệnh rất dễ lây nhiêm (qua đường hô hấp, tiêu hóa,..) có thể trở thành dịch nếu các trẻ ở chung với nhau. Trên thực tế, có đến 200 loại virus không giống nhau có thể tạo thành căn bệnh này cho trẻ. Vì vậy mà mỗi trẻ có thể mang trong mình loại virus gây bệnh khác nhau, mỗi trẻ có thể mắc bệnh lý này nhiều lần trong đời.

  • Nhận biết trẻ sốt virus

+ Trẻ sốt cao: trẻ có thể sốt trên 39⁰C, cao nhất có thể lên tới 40⁰C, tình trạng này xuất hiện sau 3 – 5 ngày khi khởi phát. Thường sẽ giảm dần, những trẻ sốt cao do sốt virus sẽ cảm thấy mệt mỏi, các loại thuốc hạ sốt thông thường khi được sử dụng hầu như không có tác dụng.

+ Trẻ đau người: trẻ có thể cảm thấy các cơ đau mỏi, đâu đầu thậm chỉ là toàn thân, trẻ sẽ quấy khóc rất nhiều.

+ Ảnh hưởng đến tiêu hóa: trẻ sốt virus sẽ bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện qua đường phân (lỏng, có chất nhầy). Tuy nhiên, biểu hiện này có thể xuất hiện không cùng lúc khi trẻ sốt.

+ Trẻ phát ban: sau khi trải qua cơn sốt, trẻ sốt virus bị phát ban sẽ suất hiện sau khoảng 2 – 3 ngày. Nhưng nốt ngày tự mọc và cũng tự lặn không để lại sẹo trên da trẻ.

+ Ảnh hưởng đường hô hấp: trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như ho, hắc hơi nhiều, nước mũi chảy nhiều, có hạc ở đầu, cổ, nôn,… Dó là những dấu hiệu của viêm long đường hô hấp do sốt virus, những dấu hiệu này rất dễ gây nhầm lẫn.

2. Trẻ sốt virus có nguy hiểm không và bao lâu thì khỏi?

  • Sốt virus ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ sẽ không gặp nguy hiểm nếu phụ huynh phát hiện và được chăm sóc đúng cách. Nếu không được xử lý sớm bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và gặp những biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng ở trẻ sốt virus là: viêm phổi, viêm cơ tim, nhịp tim loại, thanh quản viêm,… Những biến chứng nguy hiểm nhất sẽ xảy ra tại vùng não, trẻ biểu hiện co giật dẫn đến hôn mê và có di chứng.

  • Sốt virus ở trẻ khi nào thì khỏi?

Thường sốt virus ở trẻ cần đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và xử lý kịp thời vì có thể hiểu lầm bệnh với nhiều bệnh khác. Đây là bệnh mắc vào mùa hè ở trẻ, cần được điều trị các các cơ sở y tế, tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.

Trong cơ thể trẻ có sẵn nhiều loại virus tồn tại trong đường hô hấp, đường tiêu hóa,… Khi có sự kết hợp với các tác động bên ngoài sẽ tạo điều kiện thích hợp để mầm bệnh phát triển hơn. Phụ huynh có thể thấy các triệu chứng của sốt virus diễn ra chủ yếu từ 3 -5 ngày, sau đó giảm dần và sẽ dứt điểm khi được điều trị tích cực.

3. Cách phòng tránh sốt virus hiệu quả

Thời điểm giao mùa, mùa hè nóng nực thường là điều kiện thích hợp của bệnh sốt virus. Cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ để có thể phòng tránh tốt nhất. Hãy bổ chăm sóc trẻ qua dinh dưỡng và vận động.

  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm cho trẻ từ các loại thực phẩm như: hàu, gan lợn, cá, thịt, … có thể linh động thay đổi để trẻ không cảm thấy nhàm chán trong bữa ăn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C cho trẻ, loại dưỡng chất này có rất nhiều trong hoa quả trái cây. Mùa hè là mùa của những loại quả như: hoa quả họ cam quýt, dâu tây, ớt chuông xanh,… Trẻ cần nạp số lượng dưỡng chất dồi dào từ trái cây để nhiều năng lượng.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu Vitamin A cho trẻ, phụ huynh có thể sử dụng các loại thực phẩm như: thịt đỏ, gan động vật, carot, đu đủ,…. Có rất nhiều loại thực phẩm chứa dưỡng chất này mà phụ huynh có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.
  • Cho trẻ vận động thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, tăng dường sức lực. Ngoài ra nên để trẻ ngủ đúng và đủ giấc mỗi ngày, để cơ thể không bị mệt mỏi.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách tập cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên (sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn,…). Việc vệ sinh giúp trẻ phòng tránh được nhiều loại bệnh xâm nhập vào cơ thể hiệu quả.

Sốt virus ở trẻ tuy không phải một căn bệnh nguy hiểm, nhưng có thể gây nhưng biến chứng ảnh hưởng đến não. Vì vậy, phụ huynh cần hiểu biết để không chủ quan trước những biểu hiện khi bắt đầu phát bệnh. Trẻ sẽ bình phục sớm khi được cải thiện tích cực nếu phát hiện và chữa trị sớm. Hy vọng, qua những chia sẻ từ bài viết giúp bạn có thể hiểu hơn về bệnh lý này!

Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh sởi ở trẻ
  • Làm thuốc trị ho tại nhà đơn giản
  • Cách để phòng tránh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh
  • Viêm da cơ địa ở trẻ
  • 5 cách tăng đề kháng cho trẻ nhỏ
  • Trẻ nhỏ sốt sau tiêm chủng có nguy hiểm không?