Mục lục:
Menu
Một hơi thở thơm tho khiến bạn luôn tự tin, ngược lại với một hơi thở có mùi sẽ khiến bạn cực kỳ ngại giao tiếp. Nhiều khi bạn còn có thể bị né tránh từ người đối diện nếu hơi thở quá “nồng nàn”. Đó là biểu biện của bệnh hôi miệng, căn bệnh mà ai cũng dễ mắc phải. Vậy, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hôi miệng là như thế nào?
Những người mắc phải bệnh này cần nhanh chóng phát hiện và xử lý để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để cải thiện hơi thở ngay hôm nay, cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé.
Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây lên tình trạng hôi miệng, có cả chủ quan và khách quan. Mỗi chúng ta đều có thể mắc phải, cụ thể do một số nguyên nhân sau:
- Hôi miệng do vi khuẩn
Đây có thể nói là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến, là do loại vi khuẩn ky khí (ở vùng ứ đọng trong khoang miệng) làm bay hơi chất sulpur và phân giải protein Gram âm. Rất dễ gây tình trạng sâu răng.
- Hôi miệng tạm thời
Tình trạng hôi miệng không có tính chất lâu dài có thể bắt nguồn từ viêc sử dụng những chất, thực phẩm ăn uống gây khô miệng. Tình trạng hôi miệng tạm thời có thể xảy ra ở nhưng người có thói quen uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng những thực phẩm có hàm lượng protein cao, ăn nhiều đồ ngọt,… Những loại thực phẩm này khi di chuyển vào đường miệng và phân hủy, các amino axit sẽ được giải phóng tạo nhiều hợp chất sulphur:
+ Các thực phẩm như: hành, tỏi, sầu riêng,… có chứa hàm lượng sulphur, chất này có thể đi qua lớp lót tại đường ruột ngấm vào máu. Khi chúng đi vào phổi gây hiện tương bốc hơi và phát ra ngoài trong khoang miệng. Những người sau khi ăn những thực phẩm trên thường có thể ngửi rõ mùi khi giao tiếp bình thường.
+ Hút thuốc lá gây hôi miệng là do hàm lượng các chất dễ bay hơi trong miệng, phổi tăng cao. Khiến hơi thở có mùi trầm trọng, khói thuốc và chất chất trong thuốc lá còn làm niêm mạc miệng bị khô.
+ Hôi miệng khi ngủ dậy, đây hầu như là tình trạng phổ biến mà ai cũng gặp. Hiện tượng này là do nước bọt tiết ít, miệng khô, vi khuẩn ứ đọng làm miệng có mùi hôi.
- Hôi miệng do miệng
Nguyên nhân này chủ yếu do các bệnh phát sinh lại khoang miệng như: bệnh nha chu, viêm nướu, áp xe, viêm thân răng, viêm ổ răng, viêm tủy…
Việc sử dụng một số thuốc điều trị, xạ trị, hóa trị … cũng gây ảnh hưởng đến khoang miệng.
Người vệ sinh khoang miệng chưa kỹ, vẫn còn cặn ở lưỡi hoặc các kẽ răng.
Những người đi nha khoa không được vệ sinh các mảnh vụn trên dụng cụ thực hiện (răng giả, …)
….
Hôi miệng khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Trước khi quyết định đi gặp bác sĩ để giải quyết tình trạng hôi miệng, bạn có thể chủ động làm những cách cải thiện tại nhà. Ví dụ như: thay đổi thói quen ăn uống, chăm chỉ vệ sinh sạch sẽ răng miệng thường xuyên (2 lần 1 ngày).
Ngoài ra nên bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia, chú ý vệ sinh lưỡi sau ăn, dùng chỉ nha khoa,… Nếu bạn đã lựa chọn thay đổi tất cả những thói quen của mình. Mà vẫn không cải thiện tình trạng trên thì lúc đó nên đi gặp bác sĩ để biết nguyên nhân chính xác. Từ đó có hướng điều trị hôi miệng đúng.
Bởi, tình trạng hơi thở có mùi có thế là nguyên nhân xuất phát từ nhiều loại bệnh lý. Cần phát hiện sớm để xử lý kịp thời, trả lại hơi thở thơm tho tự tin.
Những cách điều trị hôi miệng
Để hơi thở được cải thiện thì người bệnh cần vệ sinh răng miệng đúng cách, tham khảo một số cách sau nhé:
- Sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho răng và miệng giảm hôi miệng:
Việc sử dụng các loại nước súc miệng sẽ được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng để loại bỏ các mảng bám ở răng. Những loại kem đánh răng giúp loại bỏ vi khuẩn, loại bỏ mảng bám nên được dùng.
Một số người muốn trị hôi miệng tạm thời có thể sử dụng các sản phẩm có tác dụng tức thì. Ví dụ như các loại xịt thơm miệng, kẹo cao su (chứa menthol)….
- Uống nhiều nước mỗi ngày giảm hôi miệng
Khoang miệng khô dẫn đến tình trạng hơi thở bị ảnh hưởng do lượng nước bọt không được tiết ra nhiều. Hãy bổ sung đủ nước mỗi ngày, luôn vệ sinh răng miệng sau bữa ăn (răng, lưỡi).
- Điều trị các bệnh nha khoa giúp giảm hôi miệng
Những bệnh về răng, lợi, nướu, nha chu,… gây bệnh tại khoang miệng làm ảnh hưởng hơi thở vì vậy cần được bác sĩ chuyên khoa xử lý sớm.
- Bổ sung probiotic giúp giảm hôi miệng
Nếu bạn chưa biết thì probiotic (là vi khuẩn hoặc nấm nem) khi được bổ sung vào cơ thể có tác động với hệ tiêu hóa. Chúng gúp năng khả năng gây bệnh bám lên mô ruột từ đó giảm tình trạng hơi thở có mùi.
Để luôn có một hơi thở thơm, tự tin trong giao tiếp những ai bắt đầu có biểu hiện cần phát hiện và chữa trị hôi miệng kịp thời. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể gây phiền phức, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Hy vọng, những chia sẻ từ bài viết giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này!
Có thể bạn quan tâm!
- Viêm cánh và cách sử lí
- Dinh dưỡng cho người suy gan
- Thực phẩm tăng đề kháng mua dịch
- Dị ứng hải sản
- Hôi miệng và cách giải quyết
- Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai