Bệnh hói đầu là gì? Có di truyền hay không?

Bệnh hói đầu là gì? Có di truyền hay không?

Bệnh hói đầu có thể xảy ra ở cả nam và nữ, bệnh lý này trước tiên là ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ. Những người bị hói đầu thường có cảm giác mất tự tin vào vẻ bề ngoài của mình, luôn tìm cách khắc phục. Vậy, bệnh hói đầu là gì? Căn bệnh nay có nguy hiểm không, có di truyền không?

Đừng bỏ qua bài viết nếu bạn đang cảm thấy mình có dấu hiệu của căn bệnh hói đầu nhé. Chúng tôi chia sẻ kiến thức trong nội dung bài viết như sau:

• Nguyên nhân gây hói đầu là gì?

Nhiều người còn rất mông lung về vấn đề này, cứ hễ thấy tóc rụng nhiều là nghi bản thân bị hói đầu. Nhưng rụng tóc không chỉ là biểu hiện của hói đầu mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ví dụ như rụng tóc là biểu hiện của ung thư,…

Tuy nhiên, bình thường mỗi người sẽ rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày, từ các vị trí tóc rụng tóc mới sẽ mọc ra. Vì vậy sẽ không gây tình trạng mỏng tóc, hói đầu là khi sự cân bằng giữ 2 yếu tố tóc rụng và tóc mọc mất cân bằng. Hoặc do nang tóc bị phá hủy khiến tóc khi rụng không thể mọc lại.

– Nguyên nhân rụng tóc gây hói đầu là một số yếu tố sau:

Do yếu tố di truyền trong gia đình, thường hói đầu di truyền cho cả nam và nữ. Biểu hiện hói đầu càng rõ ràng khi tuổi càng cao.

Do nội tiết tố và các bệnh lý khiến tóc rụng gây bệnh hói đầu, thường là những căn bệnh như: tuyến gáp, nhiễm trùng da đầu, do tâm lý (căng thẳng lâu, stress gây hói đầu)…

Do sử dụng các sản phẩm thuốc điều trị hoặc thực phẩm bổ sung khiến gây tác dụng phụ lên tóc. Ví dụ như các loại thuốc điều trị ung thư, điều trị viêm khớp, các thuốc hỗ trợ người trầm cảm, thuốc tăng thuốc áp, tim,…

Do phải xạ trị tại vùng đầu, các tia bức xạ khiến tóc không thể mọc lại.

Do các yếu tố làm đẹp, tạo mẫu tóc khi dùng thường xuyên gây rụng tóc do chịu lực tác động từ việc kéo, ép chặt sợi tóc, buộc tóc quá chặt. Ngoài ra, có thể gặp tình trạng viêm nang tóc khi sử dụng dầu nóng, nếu sẹo được hình thành thì tóc không thể mọc lại được.

• Những dấu hiệu của hói đầu

– Cảm thấy tóc rụng nhiều và thưa dần ở vùng đỉnh đầu, đây là kiểu rụng tóc điển hình nhất gây hói đầu. Thường khi tuổi tác tăng cao, biểu hiện hói đầu ở nam giới thường từ trán, có dạng hình chữ M. Biểu hiện hói đầu ở nữ giới thường không có khu vực bắt đầu nhất định mà tóc sẽ rụng theo kiểu mở rộng dần.

– Tóc rụng thành từng mảng, có hình tròn bắt đầu từ kích thước nhỏ như đồng xu. Với nam giới có thể thấy ở vị trí râu mọc, lông mày, có thể cảm thấy ngứa hoặc đau khi rụng.

– Tâm lý khiến tóc rụng biểu hiện là các sợi tóc rụng đột ngột khi người bệnh có cú sốc. Khi vuốt tóc sẽ thấy tóc rụng từng mớ, thậm chí chỉ vuốt nhẹ tóc cũng sẽ bám đầy bàn tay.

• Hói đầu khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Đừng chủ quan khi bạn rụng tóc không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Vì vậy, việc thăm khám bác sĩ là rất cần thiết để có thể kịp thời chữa trị.

Khi tóc rụng đột ngột quá nhiều, rụng thành từng mảng khi bị tác động nhẹ, hãy đi khám để có kết luận chính xác nhất.

Khi thăm khám, bạn sẽ được khai thác hết các tiền sử, bệnh lý, khám tổng quan, lâm sàn và xét nghiệm những mục sau:

– Xét nghiệm máu: để tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc.

– Tác động kéo: chỉ với tác động kéo nhẹ tóc, bác sĩ có thể nắm được tình trạng rụng thực tế.

– Sử dụng biện pháp sinh thiết da đầu: phương pháp này giúp xem xét phần chân tóc, có thể do chân tóc nhiễm khuẩn gây rụng tóc.

– Dùng kính hiển vi quang học để soi: đây là phương pháp được dùng để soi với tóc cắt ở gốc để tìm ra yếu tố gây rụng tóc.

• Những cách ngăn ngừa hói đầu hiệu quả

Để rụng tóc và hói đầu được cải thiện, bạn có thể tham khảo những cách sau:

– Không nên để tóc phải chịu nhiều áp lực từ việc kéo giật tóc. Nhiều người có thòi quen chải đầu mạnh, buộc tóc chặt khiến sợi tóc không bám được vào da đầu. Hãy chảy đầu dung cách để da đầu được kích thích, làm tăng khả năng tuần hoàn nuôi dưỡng sợi tóc. Khi chải tóc, nên theo hướng ngược lên, dùng loại dầu gội phù hợp, không gây kích ứng, gội sạch dầu gội và loại bỏ bụi bẩn.

– Không thường xuyên sử dụng các phương pháp tạo kiểu tóc, khiến tóc hư tổn hơn nữa hóa chất ảnh hưởng đến da đầu và sự phát triển của tóc đáng kể.

– Nện ăn uống dinh dưỡng, đủ chất, uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể có đủ các loại vitamij, vi lượng,… Các hoạt chất như kẽm và L-arginine giúp giảm tác nhân gây rụng tóc do hormone không tăng cao. L-arginine có nhiều trong Hà Thủ Ô, Hoàng cầm,… giúp mái tóc phục hổi và làm giảm bã nhờn cho da.

– Không nên để tâm lý bị bức bối, stress quá lâu, giảm căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái, luôn ngủ ngon ngủ đủ khiến tóc rụng cải thiện rõ rệt.

– Đối với những người mắc bệnh lý gây hói đầu nên điều trị.…

Đừng để bệnh hói đầu khiến bạn mất tự tin, ngay từ khi có những biểu hiện rụng tóc hãy chăm sóc cơ thể mình đúng cách.Hy vọng, sau những chia sẻ từ bài viết bạn có thể hiểu hơn về bệnh lý này.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm hiểu những thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Bạn có biết 5 loại nước uống giúp tăng cường sinh lý nam giới
  • Tìm hiểu những bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả
  • Tổng hợp những cách chữa bệnh từ gừng đơn giản và hiệu quả
  • Bạn đã biết cách phòng ngừa những bệnh mùa hè ở trẻ
  • Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
  • Hãy tìm hiểu xem liệu trẻ sốt sau tiêm chủng có nguy hiểm không?