Mục lục:
Viêm nang lông – cách nhận biết và phòng tránh bệnh lý
Viêm nang lông – cách nhận biết và phòng tránh bệnh lý
Viêm nang lông không phải là một căn bệnh hiếm gặp, ngược lại rất phổ biến và rất dễ mắc phải. Đây là tình trạng bệnh liên quan đến các lỗ chân lông trên cơ thể khi bị viêm nhiễm. Các vùng rất hay xuất hiện của bệnh lý này là: chân, tay, lưng,…
Đây không phải là một bệnh gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến tình thẩm mỹ, vẻ bề ngoài của người mắc bệnh. Đặc biệt là với nữ giới, vậy cần nhận biết viêm nang lông bằng cách nào? Để có thể sớm chữa trị kịp thời.
1. Viêm nang lông là gì?
Viêm lỗ chân lông là tên gọi khác của bệnh lý này, trên lỗ chân lông của người bệnh xuất hiện những nốt mụn đỏ. Một vài người gặp trường hợp bên trong mụn có nhân đen, đôi khi còn hình thành các mụn mủ. Khu vực đó sẽ trở nên ngứa ngáy, khó chịu luôn tạo cảm giác muốn gãi nhưng khi gãi lại dễ dàng nhiễm trùng bởi da bị trầy xước.
Viêm nang lông có lây không? Vấn đề này rất nhiều người thắc mắc. Trên thực tế bệnh lý này không dễ lây, chỉ khi có sự dùng chung các vật phẩm cá nhân với người bệnh (dao cạo lông, quần áo, khăn lau,… Khi dùng chung như vậy mà trên da có vết xước thì bệnh mới có thể lây nhiễm.
2. Nguyên nhân gây viêm nang lông là gì?
Bệnh lý này thực chất được cho là bệnh da liễu, được hình thành do nhiều nguyên nhân. Để xác định được nguyên nhân gây viêm nang lông, người bệnh cần thăm khám và xét nghiệm.
Viêm lỗ chân lông được gây nên do nhiều loại vi khuẩn, một số như: tụ cầu khuẩn, ký sinh trùng, nấm hoặc virus. Các tác nhân gây hại này thường ở dưới nang lông, khi gặp điều khiện thuân lợi sẽ phát triển và gây bệnh.
Một số yếu tố tác động gây viêm nang lông mà bạn có thể thường gặp:
- Thời tiết: khi nhiệt độ quá nóng, hoặc độ ẩm quá cao, sinh sống hoặc làm việc tại môi trường không trong lành (nhiều khói bụi),… Là yếu tố giúp các tác nhân gây hại dưới da dễ dàng phá triển.
- Vệ sinh: người kém vệ sinh hoặc vệ sinh không sạch đều có nguy cơ cao mắt bệnh này, ngoài ra với người hay tắm bồn nước nóng cũng vậy.
- Quần áo: một số người có thói quen thích mặc quần áo bó sát, khiến lỗ chân lông luôn cảm giác bí bách không thông thoáng. Nhất vào mùa hè, mồ hôi ra nhiều quần áo sát khiến các lỗ chân bị bít chặt. Ngoài ra, các loại sợi tổng hợp để làm quần áo cũng khiến da một số người dễ bị kích ứng.
- Nhổ lông: nữ giới nhổ lông gây viêm nang lông là tình trạng gặp rất nhiều, do thực hiện không đúng cách khiến nang lông bị tổn thương. Còn ở nam rới hầu như do việc cạo râu hoặc nhổ râu quá mạnh.
- Dị ứng: các loại thuốc bôi, các sản phẩm dưỡng da, bôi da có tính kích thích mạnh khiến da không thích ứng nổi.
- Tiết bã: quá trình tiết bã nhờn diễn ra nhiều khiến lỗ chân không luôn trong tình trạng bị nhờn dính bao phủ, không thông thoáng…
3. Những biểu hiện của viêm lỗ chân lông là gì?
Những dấu hiệu của bệnh lý này thường rất dễ nhận biết, cụ thể như sau:
- Các lỗ chân lông có mụn, nhọt sưng đỏ nổi lên tại vị trí chính giữa. Khi các nhọt này vỡ, người bệnh có thể thấy máu hoặc mủ chảy ra ngoài.
- Ngứa là dấu hiệu nhận biết viêm nang lông điển hình, cảm giác này xảy tại vị trí viêm, thậm chí những khu vực xung quanh chỗ viêm cũng có cảm giác ngứa.
- Cảm thấy cơ thể tăng nhiệt độ (nhẹ, ở mức không đáng kể)
Ở những người mới bị bệnh, nốt nhọt, mụn thường có đầu trắng và bao phủ như phát ban. Các nang lông có thể lây nhiễm lẫn nhau tạo cùng viêm bị lan rộng hơn nếu không được điều vị viêm nang lông đúng cách. Tình trạnh viêm kéo dài sẽ tạo ra vết lét nhanh chóng….
4. Viêm nang lông khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Viêm nang lông có tự khỏi được không? Thường những người bị viêm nang lông nhẹ sẽ tự khỏi không cần can thiệp chữa trị, không cần thăm khám bác sĩ. Các dấu hiệu của bệnh lý sẽ dần biến mất sau khoảng 2 tuần. Người bệnh có thể chăm sóc da tại nhà đơn giản bằng miếng gạc ấm tại vùng da đang bị viêm, nên sử dụng các dầu gội thuốc.
Trong trường hợp người bệnh thấy vùng da bị viêm có tình trạng sưng, đỏ, thấy nóng, đau rát. Các vùng viêm ngày càng lan rộng, nặng hơn hoặc không thuyên giảm sau 2 tuần nên đi khám. Việc thăm khám có thể giúp bạn cải thiện tốt hơn nhờ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ sẽ có cách điều trị viêm nang lông đúng hướng và cụ thể. Bởi do cơ địa và nguyên nhân bệnh lý mỗi người không giống nhau.
5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm nang lông?
Hãy phòng tránh căn bệnh này để có một làn da khỏe mạnh bằng những cách sau đây:
- Không mặc đồ quá bó sát.
- Không sử dụng các đồ bằng cao su khi bị ướt, vì cảm giác ướt đó sẽ không hết trừ khi được làm khô. Như găng tay cao su, hãy làm khô chúng trước khí sử dụng và rửa sạch từ trong ra ngoài.
- Không nên cạo râu, nhổ lông quá mạnh khiến da và lỗ chân lông bị tổn thương.
- Sử dụng các loại sữa tắm, mỹ phẩm thuốc bôi da có tính chất dịu nhẹ an toàn.
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên và sạch sẽ, nhất là với những người hay lao động việc nặng hoặc sau khi tập thể dục.
- Không nên dùng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân với người lạ, tránh nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh da liễu khác.
- Tránh việc nặn mụn nhọt trên da khi chưa chín.
- Đối với những sản phẩm khiến da bị đổ dầu không nên sử dụng. Những chất trong các sản phẩm đó có thể làm tắc, nghẽn lỗ chân lông khiến vi khuẩn tích tụ nhiều hơn.
Viêm nang lông không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể tái phát nhiều lần, khiến người bệnh khó chịu. Với những người bị nặng có thể khiến da bị loét và khó điều trị hơn. Vì vậy hãy phòng ngừa căn bệnh này bằng những thói quen tốt cho da!
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu những thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Bạn có biết 5 loại nước uống giúp tăng cường sinh lý nam giới
- Tìm hiểu những bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả
- Tổng hợp những cách chữa bệnh từ gừng đơn giản và hiệu quả
- Bạn đã biết cách phòng ngừa những bệnh mùa hè ở trẻ
- Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
- Hãy tìm hiểu xem liệu trẻ sốt sau tiêm chủng có nguy hiểm không?