Mục lục:
Viêm phổi ở trẻ – nguyên nhân – triệu chứng – cách phòng ngừa
Viêm phổi ở trẻ – nguyên nhân – triệu chứng – cách phòng ngừa
Viêm phổi ở trẻ là bệnh lý rất dễ gặp, đặt biệt là ở tuổi sơ sinh, trẻ đang phát triển chưa hoàn hiện các chức năng của cơ thể. Phụ huynh cần nhận biết những dấu hiệu khi trẻ bị viêm phổi sớm để kịp thời điều trị. Vì căn bệnh này có thể gây tử vong, tuyệt đối không nên chủ quan.
Căn bệnh này khiến bé khó chịu, mệt mỏi ảnh hưởng chủ yếu lên hệ hô hấp. Có thể thấy những biểu hiện rất rõ ràng, phụ huynh trang bị kiến thức cho mình để bảo vệ bé yêu khỏi căn bệnh này.
1. Viêm phổi ở trẻ là gì?
Bệnh lý này chính là do phổi bị nhiễm trùng từ bên trong, có thể bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn, virus. Chúng tồn tại ở phổi sau đó sinh trưởng nhiều hơn dễ dàng tạo nên ổ nhiễm trùng tại bộ phận này. Những tác nhân gây hại này chủ yếu là phế cầu khuẩn và nhiều loại khác là tác nhân gây hại cho phổi.
Ho hoặc cảm cúm hình thành viêm phổi ở trẻ là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi vi khuẩn, vi trùng ăn các dịch nhầy tiết ra trong phổi khiến chúng sinh sôi và phát triển tốc độ rất nhanh. Chúng tạo nên những túi phế nang có mủ cùng lượng chất nhầy đã bị nhiễm khuẩn.
Trẻ ho chính là đang đẩy vi khuẩn và các tác nhaan gây hại ra ngoài cơ thể (có thể là cả chất nhầy ra khỏi túi phế nang). Đối với trẻ dưới 5 tử vong khi mắc viêm phổi rất thường gặp nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
2. Những nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm phổi là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này ở trẻ nhỏ, nhưng chủ yếu vẫn là do các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào phổi. Ngoài ra còn có thể do các yếu tố bên ngoài tác động như: môi trường sống ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với người hút hoặc khói thuốc lá rất dễ viêm phổi, trẻ không mặc đủ ấm,… Cụ thể như sau:
- Với trẻ dưới 5 tuổi: ở lứa tuổi này, trẻ dễ dàng mắc viêm phổi do nhiều loại vi khuẩn, virus (phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, HiB, liên cầu khuẩn)…
- Với trẻ trên 5 tuổi: một số loại vi khuẩn khiến trẻ dể bị bệnh về phổi nhất là: mycoplasma pneumonia, Influenza virus, ….
Nhìn chung đối tượng là trẻ nhỏ nên các loại tác nhân gây hại này rất dễ xâm nhập và phát triển vào cơ thể. Khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh về phổi dễ dàng.
3. Những dấu hiện nhận biết trẻ viêm phổi là gì?
Phụ huynh cần nắm các kiến thức về căn bệnh này đê có thể xử lý kịp thời ngăn không để bệnh phát triển. Thông thường, trẻ sẽ có các biểu hiện như bị cảm lạnh, có thể cảm giáy đau họng, trẻ thở nhanh, gấp để hít oxy. Viên phổi ở trẻ thường có những dấu hiệu cơ bản như sau:
- Trẻ sẽ sốt cao đột ngột , thở nhanh (quan sát rõ qua lồng ngực của trẻ), thở khò khè nghe thấy rõ. Các triệu chứng thường bắt đầu từ từ rồi mới nặng dần, ít khi nghiêm trọng ngay.
- Đối với trẻ đang lớn (trên 5 tuổi), nhiễm loại vi khuẩn Mycoplasma thường đauhọng, phát ban và trẻ còn đau đầu.
- Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường do nấm chalamydia, gây nên tình trạng đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc. Trẻ thường không sốt, trong trường hợp viêm phổi do ho gà thì trẻ thường ho rất nhiều, đợt ho kéo dài. Trẻ mệt mỏi, sắc mặt tái khi hít thở phát ra tiếng rít.
- Tùy vào trẻ bị nhiễm loại vi khuẩn, virus nào mà có thể phát sinh những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên đều biểu hiện rõ qua những tình trạng hô hấp: ho, thở, …
4. Trẻ bị viêm phổi khi nào cần nhập viện?
Tùy vào tiến độ phá triển của bệnh, nặng hoặc nhẹ có thể điều trị nằm viện hoặc sử dụng thuốc tại nhà. Điều kiện có thể tự điều trị viêm phổi tại nhà rất tốt vì tránh được nguy cơ lây nhiễm thêm các loại bệnh khác.
Khi trẻ bị viêm phổi nặng bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện để điều trị, đối với trẻ có biểu hiện thở khó, lồng ngực bị rút lõm. Bằng mắt thường có thể thấy các hoạt động hô hấp của trẻ qua lồng ngực dễ dàng, quan sát khi trẻ nằm im không bú, không khó.
- Trẻ bị viêm phổi khi nào cần cấp cứu?
Trường hợp này rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của tre, cụ thể với các biểu hiện sau:
+ Với trẻ dưới 2 tháng tuổi: bỏ bú, co giật, ngủ li bì, sốt, lạnh, thở khó, tím tái,…
+ Với trẻ trên 2 tháng tuổi: ăn kém, bỏ ăn, thở rít, ngủ li bì…
5. Cách phòng ngừa viêm phổi ở trẻ như thế nào?
Phòng ngừa là cách tốt nhất giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển. Phụ huynh cần chú ý những điều sau để giúp trẻ phòng ngừa viêm phổi hiệu quả:
- Sử dụng sữa mẹ để nuôi con hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, giúp trẻ có một sức đề kháng tốt. Có thể chống lại các vi khuẩn, virus gây hại, cơ thể con có thể tự bảo vệ mình tối ưu. Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất dồi dào nhất, bổ dưỡng nhất cho trẻ nhỏ.
- Luôn đảm bảo môi trường sống của trẻ sạch sẽ, hạn chế để trẻ hít nhiều khói bụi khi ra ngoài bằng cách đeo khẩu trang. Với những trẻ quá nhỏ thì tốt nhất nên hạn chế ra ngoài càng tốt.
- Giữ cơ thể trẻ đủ ấm trong mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Trẻ nhỏ thường ra mồ hôi trộm, khi không được lau rất dễ nhấm vào phổi qua lưng làm tăng nguy cơ bị phổi. Phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra cơ thể trẻ, đảm bảo khô thoáng nhất là vào ban đêm.
- Tiến hành tiêm vacxin cho trẻ đầy đủ, tăng khả năng phòng ngừa nhiều loại bệnh từ việc tạo hàng rào miễn dịch tốt.
- Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc hoặc người thường xuyên hút thuốc. Những chất độc hại có thể ngấm từ từ vào cơ thể trẻ hình thành viêm phổi nhanh chóng.
- Với những trẻ đã có thể ăn dặm cần bổ sung đa dạng thực phẩm, nhiều nguồn dinh dưỡng để tăng đề kháng tốt.
Viêm phổi ở trẻ là bệnh lý rất dễ gặp, có thể xảy ra với bất kỳ trẻ nào ở nhiều độ tuổi. Phụ huynh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm phổi không nên chủ quan. Cần xử lý kịp thời bằng cách đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn chính xác. Bảo vệ trẻ là cách giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này tốt nhất!
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh sởi ở trẻ
- Làm thuốc trị ho tại nhà đơn giản
- Cách để phòng tránh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
- Vàng da ở trẻ sơ sinh
- Viêm da cơ địa ở trẻ
- 5 cách tăng đề kháng cho trẻ nhỏ
- Trẻ nhỏ sốt sau tiêm chủng có nguy hiểm không?