Mục lục:
menu
Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng mắc tình trạng này. Bệnh diễn ra tại vùng miệng, thường gây khó khăn trong ăn uống. Bệnh càng nặng thì càng khiến tăng khả năng khó chịu, đau, sót ngay cả khi nuốt nước bọt.
Bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Cần tìm những cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất để người bệnh lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Bệnh lý này là do miệng có chỗ viêm, tại vị trí này khiến việc ăn uống khó khăn, gây trở ngại lớn. Có thể khiến thức ăn bị kém hấp thụ khiến cơ thể người bệnh thiếu hụt vitamin và dưỡng chất thiết yếu.
Những người bị nhiệt thậm chí còn khó khăn khi nói chuyện. Bời khi răng chạm vào vị trí viêm cũng gây đau hoặc sót, tại vùng viêm nhìn như vết loét có thể sưng xung quanh.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?
Trên thực tế, y học chưa tìm được lý do gây nhiệt miệng là gì. Tuy nhiên có một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh lý này là do môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, bị nhiễm trùng, ký sinh trùng,…
Ngoài ra, việc làm tổn thương miệng cũng dễ dẫn dến tình trạng viêm. Ví dụ như: bị va đập mạnh tại vùng miệng, cắn vào miệng, đánh răng quá mức, thiếu vitamin, vi khuẩn nhiều trong miệng,…. Có rất nhiều những yếu tố khiến bệnh lý này dễ xuất hiện.
Những triệu chứng của nhiệt miệng là gì?
Những dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng rất rõ ràng, hầu như gặp tình trạng này có thể biết ngay:
- Phía trong phần niên mạc miệng (có thể là cả lưỡi) có vùng đốm trắng (đục) kích thước 1 -2mm. Những vùng trắng này khi phát triển sẽ to hơn, nhìn cảm giác thấy hơi sưng, vài ngày sau hình thành vết loét. Khi vết loét ngày càng to người bệnh càng cảm thấy khó chịu, khó khăn khi ăn uống và cả giao tiếp bình thường.
- Nhiệt miệng ở lưỡi hoặc môi, niêm mạc đều khiến khó chịu, nhất là khi vết viêm sưng nóng, lở loét. Vùng viêm rất nhạy cảm, chỉ cần những tác động nhẹ chạm vào cũng khiến đau, sót.
- Thường nhiệt miệng sẽ tự khỏi, nếu sau khoảng trên 2 tuần mà vết nhiệt không hết. Rất có khả năng phát tiển thành viêm cấp. Tình trạng này có thể dẫn đến người bệnh bị sốt cao, góc hàm nổi hạch.
Những cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản
Chữa nhiệt miệng bằng nước muối
Một cách làm rất đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà không mất nhiều thời gian đó là súc miệng bằng nước muối. Nước muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao có thể giúp vết viêm nhanh lành. Tuy nhiên, muối có độ mặn khiến vùng bị nhiệt miệng cảm giác sót, rát. Nhưng khi dùng nước muối hàng ngày giúp vết loét nhanh khô hơn.
Cần dùng: 5g muối và 230ml nước ấm
Thực hiện: pha 2 nguyên liệu này với nhau, khi muối tan trong nước có thế tiến hàng súc miệng (15-30s). Nên nhổ bỏ dung dịch, không nên nuốt vào trong. Bạn có thể súc miệng giảm nhiệt miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau vài giờ là được.
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Theo đông y, sắn dây có tác dụng giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Những người bị nóng trong người rất hay được khuyên sử dụng nước uống sắn dây để cải thiện. Chính vì thế, sắn dây cũng được dùng để chữa nhiệt miệng mang loại hiệu quả cao. Giúp giảm mụn, giảm viêm loét,…
Cần dùng: 2 – 3 thìa bột sắn dây, 2 phần nước sôi, 1 phần nước mát, cốc.
Thực hiện: Bỏ số sắn dây đã chuẩn bị vào cốc, sau đó bỏ nước lạnh vào đánh đều lên rồi cho nước sôi đã chuẩn bị vào. Khuấy đều hỗn hợp lên, độ đặc và loãng có thể tự do điều chỉnh theo sở thích từng người. Khi bỏ bột càng nhiều thì mức sánh đặc càng tăng.
Lưu ý: bột sắn dây rất tốt nhưng có vài người sẽ không dùng được loại bột này. Những đối tượng sau muốn dùng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ: người đang điều trị đái tháo đường, người ung thư vú, nhạy cảm với hormone,…
Chữa nhiệt miệng bằng sữa chua
Tình trạng nhiệt có thể được tạo nên do bệnh viêm ruột hoặc loại vi khuẩn helicobacter pylori. Nếu loại vi khuẩn này được loại bỏ tình trạng viêm cũng dễ dàng cải thiện hơn.
Loại men sinh sinh sống trong sữa chua (lactobacillus) có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori này. Ngoài ra còn giúp viêm ruột được cải thiện tốt, những điều này đã được nghiên cứu và chứng minh thực tế. Vì vậy, dùng sữa chua trị nhiệt miệng giúp mau lành vùng viêm, loại bỏ vi khuẩn rất tốt, khuyến nghị nên ăn ít nhất là 245g sữa chua trong 1 ngày.
Chữa nhiệt miệng bằng cách bổ sung vitamin
Hiện tượng viêm loét miệng có thể hết nhanh chóng khi cơ thể bạn nạp đủ dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng. Cần có một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và vệ sinh hợp lý giàu vitamin và khoáng chất.
Bổ sung vitamin B cho cơ thể qua các thực phẩm như: sữa đậu nành, trứng, cá,… Axit folic có nhiều trong những loại rau màu xanh đậm, sắt có trong hàu, gan gà, trứng,… Đặc biệt, người bị nhiệt nên bổ sung nước dừa giúp vùng viêm dịu nhanh giảm nhiễm trùng.
Có thể thấy, nhiệt miệng gây nhiều phiền toái và khó chịu. Bệnh có thể tự hết hoặc không, nhưng để tránh làm chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bạn nên tìm cách cải thiện sớm nhất. Những cách làm trên rất an toàn khi sử dụng, không cần chuẩn bị cầu kỳ. Bạn có thể thử một trong những cách trên để tình trạng viêm nhanh khỏi nhé!