Mục lục:
menu
Trẻ sơ sinh hay còn gọi là nhũ nhi là đối tượng non nớt, cơ thể và sức đề kháng chưa được hoàn thiện. Rất dễ mắc nhiều loại bệnh, không chỉ do môi trường xung quanh ngay cả khi ở trọng bụng mẹ, bé vẫn có khả năng mắc nhiều căn bệnh do nhiều yếu tố. Một trong những bệnh khá phổ biến có thể kể đến vàng da ở trẻ sơ sinh.
Bất cứ trẻ nào cũng có khả năng mắc căn bệnh này, phụ huynh cần phát hiện sớm để có những phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh kịp thời. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này kỹ hơn nhé
Tìm hiểu chung về vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là căn bệnh mắc nhiều ở trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ sinh non, thiếu cân có nguy cơ cao. Biểu hiện của căn bệnh này thường bộc phát sau khoảng 2 – 3 ngày sau sinh. Với những trẻ sinh đủ ngày đủ tháng vẫn có khả năng mắc nhưng tỷ lệ ít hơn.
Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh thường do quá trình Bilirubin bị tích tụ. Đây là một chất có màu vàng do tế bào hồng cầu sinh ra trong quá trình bị vỡ và giải phóng. Trẻ sơ sinh là đối tượng có lượng hồng cầu cao và bộ phận gan chưa phát triển hết. Gan tham gia vào quá trình đào thải Bilirubin, nên khi chưa phát triển giống như người trưởng thành sẽ không làm tốt nhiệm vụ này. Đây chính là lý do khiến trẻ sơ sinh mắc vàng da.
Khi gan và các bộ phận trên cơ thể phát triển hơn (khi trẻ 2 tuổi), vàng da sinh lý sẽ tự biến mất. Trong trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý cần được sự thăm khám từ bác sĩ chuyên môn.
Biểu hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da được chia làm 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý, có biểu hiện như sau:
- Sinh lý:
Đây là phân loại vàng da lành tính ở trẻ, trẻ thường có biểu hiện như: da vàng hơn, tại mắt, cổ, mặt, ngực và rốn. Những khu vực này rất dễ để phụ huynh quan sát và nhận biết và phân loại này thường có biểu hiện từ 48 – 72h sau sinh. Ngoài ra, có thể thấy các dấu hiệu khác trong nước tiểu (màu sắc vàng phân có màu nhạt)
Bệnh có thể tự khỏi mà phụ huynh không cần quá lo lắng (sau khoảng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non). Bệnh không gây các biến chứng và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Bệnh lý:
Phân loại này phụ huynh không nên chủ quan, có thể nhận biết qua những dấu hiệu vàng da rất đậm, vàng không phân vùng mà lan ra toàn thân, ngay cả mắt của trẻ. Trẻ có thể bị vàng da ngay từ khi mới lọt lòng, không dễ khỏi như phân loại sinh lý.
Trẻ có thể gặp các triệu chứng như ăn kém (có thể bỏ ăn), mệt mỏi (có thể sốt), quấy khóc khó dỗ, thậm chí còn biểu hiện qua hô hấp (thở không đều, ngưng thở),… Khi được xét nghiệm Bilirubin thấy rõ sự tăng cao bất thường.
Các biến chứng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ mắc phân loại bệnh lý trong vàng da, phụ huynh không nên chủ qua, cần cẩn thận với những biến chứng sau:
- Khi thấy trẻ có các dấu hiệu như: ngủ li bì khó đánh thức, mất khả năng tập trung, thường xuyên quấy khóc, chán ăn, thay đổi thân nhiệt (sốt cao), không nằm im, co giật. Phụ huynh có thể nghĩ đến tình trạng bé gặp biến chứng liên quan đến Bilirubin, đó là Bilirubin não cấp tính rất nguy hiểm.
- Khi Bilirubin đi vào não bộ khiến cơ thể bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có khả năng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khác.
- Lượng Bilirubinsinh ra quá nhiều trong cơ thể bé cho đến khi vượt qua ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng đến gan. Gan hoạt động không kịp để loại bỏ chất độc hại này sẽ đi thẳng lên não. Nguy hiểm nhất là khi não bị tổn thương không thể phục hồi khiến ảnh hưởng lớn để trẻ.
- Nếu trẻ không được điều trị vàng da bệnh lý kịp thời có thể khiến thần kinh bị nhiễm độc. Vàng da bệnh lý gây bại não có khả năng xảy ra và không thể chữa trị nguy hiểm hơn có thể sảy ra tử vong.
Những biến chứng của vàng da sinh lý ở trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến não khi không được xử lý kịp thời. Khi con yêu chào đời có những biểu hiện của vàng da, phụ huynh cần báo ngay với bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt (trước 7 ngày sau sinh).
Cách phòng ngừa vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
- Cần khám thai thường xuyên (theo lịch của bác sĩ), nếu có bất thường có thể xử lý sớm. Tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.
- Điều tiết chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, ăn đều các loại thực phẩm.
- Để tránh sinh non, phụ nữ không nên vận động quá sức, nên nghỉ ngơi nhiều đặc biệt ở giai đoạn gần sinh.
- Phụ huynh cần chủ động tìm hiểu những kiến thức về sức khỏe trẻ sơ sinh. Để có thể nhận biết sớm, ngoài vàng da còn rất nhiều những bệnh lý khác trẻ dễ mắc.
- Để giúp trẻ vàng da có thể phục hồi nhanh, mẹ cần chú ý cho trẻ tắm nắng thường xuyên (đúng cách) và bú mẹ nhiều.
Vàng da ở trẻ sơ sinh ở phân loại bệnh lý có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến trẻ. Phụ huynh cần nắm rõ những dấu hiệu của bệnh để phát hiện sớm và chữa trị vàng da kịp thời. Qua bài viết trên, hy vọng giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này từ đó phòng tránh và xử lý nhanh chóng!