Mục lục:
menu
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất đối với trẻ, từ khi trẻ mới lọt lòng đã có những mũi tiêm mà trẻ nên dùng. Mỗi mũi tiêm có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho trẻ tối ưu có thể là trọn đời. Phụ huynh cần đưa bé đi tiêm đúng lịch trình, không sót mũi để trẻ được bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, đa số trẻ sốt sau khi tiêm chủng, tình trạng này có nguy hiểm không?
Các bậc phụ huynh ngoài việc đưa trẻ đi tiêm cũng nên nắm bắt được cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng một cách đúng chuẩn. Vừa giúp cha mẹ yên tâm lại giúp bé vượt qua những trận sốt dễ dàng.
Đưa trẻ đi tiêm chủng phụ huynh cần làm gì?
Trang bị kiến thức đưa trẻ đi tiêm chủng cho những phụ huynh lần đầu thực hiện là rất cần thiết. Các bạn có thể tham khảo những điều sau:
- Cần bảo quản sổ tiêm của bé, tránh để mất. Sổ tiêm rất quan trọng bởi có những ghi chú của bác sĩ về tình trạng (sức khỏe, phản ứng sau tiêm, dị ứng thuốc… ), các mũi mà trẻ đã tiêm. Bạn có thể mang trẻ tiêm phòng ở bất kỳ đơn vị tiêm chủng nào chỉ cần có sổ tiêm. Các bác sĩ dựa vào sổ để tiếp tục các mũi sau cho trẻ theo trình tự tuổi tác.
- Nếu trẻ từng có phản ứng với mũi tiêm trước cần thông báo tình trạng đó với nhân viên y tế để có hướng giải quyết phù hợp. Phụ huynh cần nắm rõ các mũi tiêm của con, có thể tự tìm hiểu các phản ứng sau tiêm mũi đó có thể xảy ra, Thường các nhân viên y tế sẽ dặn kỹ trước khi thực hiện tiêm.
- Khi trẻ tiêm, cần giữ trẻ đúng tư thế để nhân viên y tế có thể tiêm chuẩn, chính xác.
- Trẻ cần ở lại cơ sở tiêm ít nhất 30 phút để theo dõn phản ứng, nếu có bất thường báo ngay với nhân viên y tế.
Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng tại nhà
Khi các mũi tiêm đi vào trong cơ thể trẻ, vacxin có nhiệm vụ “làm quen” với cơ thể bé để cùng “hợp tác” chống lại bệnh tật. Vì cơ thể trẻ còn non nớt, nên khi tiếp nhận vacxin có thể sốt hoặc gặp một số biểu hiện nào đó. Phụ huynh cần chăm sóc trẻ sau khi đã được tiêm chủng:
- Khi trẻ đã được theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm thì sau khi về nhà phụ huynh vẫn cần quan sát trẻ trong vòng 24h.
- Phụ huynh có thể quan sát trẻ chơi đùa, ăn uống, ngủ nghỉ, nghịp tim, nhiệt độ, các nốt phát ban,… Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám xét.
- Tại vị trí tiêm của trẻ lưu ý không động, không chạm hoặc đè, nắm hay nặn vết tiêm. Tại vị trí tiềm phòng có nhiều mũi sẽ khiến vết tiêm phồng rộp (như tiêm phòng lao). Phụ huynh tuyệt đối không nên đắp hoặc bôi thuốc gì lên vị trí đó. Tránh làm nhiễm trùng, vi khuẩn hoặc chất động hại xâm nhập vào cơ thể bé. Những biểu hiện tại mũi thường sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp.
- Với những trẻ sốt sau tiêm trủng thường từ 38,5⁰ mới nên dùng thuốc hạ sốt. Cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ cho trẻ trong vòng 24h sau tiêm.
- Trong trường hợp bé sốt cao, từ 39⁰ trở lên, có các biểu hiện như co giật, quấy khóc không nín, bỏ ăn, phát ban, khó thở,…. uống thuốc hạ sốt không đáp ứng cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám.
Đối với những phụ huynh lần đầu có con nhỏ, cần tìm hiểu cũng như nghe kỹ sự hướng dẫn của bác sĩ khi đưa trẻ đi tiêm phòng.
Một số cách xử lý khi trẻ gặp vấn đề sau tiêm phòng
– Trẻ sốt sau tiêm phòng:
Đây là trường hợp phổ biến hầu khi ở mọi trẻ khi tiêm. Phụ huynh nên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ 2 – 3 giờ một lần. Nhất là vào ban đêm, trẻ thường có dấu hiệu sốt cao thời điểm này. Khi đo nhiệt kế thấy bé sốt 38.5 độ tiến hành cho trẻ uống thuốc hạ sốt (thường là Parecetamol 80).
Với những trẻ sốt nhẹ, phụ huynh có thể thường xuyên chườm khăn ấm cho trẻ rất công hiệu để hạ sốt. Tập trung chườm tại vùng nách, bẹn và chán của bé. Khi bé sốt không nên mặc quần áo kín, nên để cơ thể trẻ thông thoáng. Cần cho trẻ bú nhiều để bù nước, thực phẩm cho bé ăn cũng cần được chế biến lỏng hơn giúp bé tiêu hóa dễ dàng.
– Vết sưng do tiêm phòng:
Với những mũi tiêm phòng cho trẻ liều nặng, có thể để lại sẹo. Trong quá trình thuốc ngấm vào cơ thể khiến vị trí tiêm sưng, đau,… đều sẽ được bác sĩ nhắc kỹ càng. Vì vậy, phụ huynh không nên tự ý nặn hoặc bôi thuốc vào mũi tiêm.
Một số mũi tiêm liều nặng như: bạch hầu, ho gà, tiêm phòng uốn ván, viêm gan siêu vi B,… có thể xuất hiện các dấu hiệu sưng tấy đỏ, đau. Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau (Paracetamol) để bé có thể cảm thấy dễ chịu và giảm quấy khóc. Trước khi phụ huynh muốn làm giảm các vết sưng do tiêm phòng ở trẻ cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ. Tránh trường hợp dùng tự ý không kiểm soát được hậu quả.
Như vậy, có thể thấy trẻ sốt sau khi tiêm chủng là hiện tượng phổ biến, phụ huynh chỉ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ. Để biết lúc nào nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng. Nhất là đối với những người lần đầu làm cha mẹ, nên bổ sung kiến thức về tiêm phòng cho trẻ để có thể ứng phó kịp thời!