Mục lục:
menu
Tay chân miệng ở trẻ nhỏ là bệnh lý rất phổ biến, thường xảy ra vào đầu mùa hè và đầu mùa thu. Bệnh có khả năng lây truyền cao, khiến bé khó chịu và mệt mỏi. Không những thế, những biến chứng của tay chân miệng củng rất nguy hiểm, phụ huynh cần phòng tránh cũng như phát hiện sớm để trẻ được điều trị kịp thời.
Làm cha mẹ, ai cũng mong con yêu phát triển khỏe mạnh nhưng trong môi trường luôn tồn tại những nguy cơ gây bệnh cho bé. Phụ huynh cần bảo vệ bé phòng tránh bệnh tay chân miệng và nhiều bệnh lý khác.
Tìm hiểu chung về bệnh tay chân miệng ở trẻ
– Tay chân miệng ở trẻ là bệnh như thế nào?
Theo các nghiên cứu y học từ các chuyên gia chỉ ra, căn bệnh này do các loại virus trong đường tiêu hóa gây nên. Loại virus này có tên gọi chung là Enterovirus, loại virus này tấn công cơ thể bé và gây nên tay chân miệng.
Với những trẻ nhiễm loại Enterovirus 71 (tên gọi tắt là EV71) thường nghiêm trọng hơn, có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng. Nghiêm trọng nhất là có thể làm tử vong vong người bệnh nếu bị ảnh hưởng đến não (viêm màng não hoặc cơ tim). Theo thống kê cho thấy, loại virus này gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ dưới 3 tuổi.
– Biểu hiện của trẻ bị tay chân miệng là gì?
Phụ huynh cần nhận biết dấu hiệu của tay chân miệng ở trẻ sớm nhất để đưa trẻ đi khám và chữa trị kịp thời. Có thể tham khảo ngay những biểu hiện sau:
+ Các nốt phát ban (màu hồng, dạng bỏng nước) xuất hiện trên người trẻ. Thường tập chung nhiều tại vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân, họng, khoang miệng có thể rải rác khắp người trẻ (mông, bắp chân, bụng). Đây là dấu hiệu rất đặc trưng cho bệnh lý này mà phụ huynh dễ nhận biết.
+ Biểu hiện loét miệng ở trẻ tay chân miệng thường gặp ở đa số trẻ mắc bệnh này. Khi bị loét trẻ sẽ rất khó ăn, nuốt, thường bỏ bữa hoặc ăn vào sẽ nôn. Các vùng loét có thể xuất hiện nhiều dần từ 1 vị trí đến vài nơi. Loét có thể thấy tại vùng hầu họng, lưỡi, môi, niêm mạc má,… với kích thước từ 2 mm – 3 mm.
+ Sốt nhẹ khi trẻ bị tay chân miệng là hoàn toàn có thể xảy ra, phụ huynh còn có thể thấy nhưng cơn sốt nặng lên đến 39 độ. Đây là trường hợp nghiêm trọng cần đưa bé nhập viện ngay.
Các biến chứng của tay chân miệng ở trẻ
Khi trẻ được phát hiện sớm và điều trị tay chân miệng kịp thời sẽ giảm khả năng gây các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này thường gây ảnh hưởng đến nhiều vị trí quan trọng như:
- Não: Trẻ có thể bị viêm màng não, viêm não do virus tay chân miệng gây nên, là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở màng não, dịch não, tủy sống gây nguy hiểm. Trường hợp này có thể ảnh hưởng trực tiếp tính mạng trẻ.
- Tim: Tay chân miệng gây biến chứng ở tim có khả năng xảy ra nhưng không cao.
Tay chân miệng lây truyền qua những đường nào?
Cần nắm rõ những đường lây lan của căn bệnh này để bảo vệ bé yêu tốt nhất. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể lây qua những đường sau:
- Hít thở, khi hít thở chung bầu không khí trong khoảng cách gần mà người bệnh nói chuyện hoặc hắc hơi, ho. Virus bay trong không khí khi đi vào mũi trẻ bình thường tấn công cơ thể gây bệnh.
- Có các tiếp xúc, va chạm trực tiếp với người bệnh (ôm, hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống khi chưa được vệ sinh)
- Động chạm vào những đồ dùng sinh hoạt của trẻ bị bệnh sau đó không vệ sinh tay chân mà chạm vào cơ thể mình.
- Virus có thể bám và sống trên các bề mặt như đồ chơi, lan can, tay nắm cửa,.. nhưng trẻ bình thường khi tiếp xúc, chạm, ngửi đều dễ lây nhiễm.
Cách phòng tránh tay chân miệng ở trẻ hiệu quả
Bảo vệ bé yêu bằng cách phòng bệnh đúng cách là điều mà mỗi phụ huynh nên làm. Nhất là khi đây là một căn bệnh có những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Căn bệnh này phát triển mạnh trong giai đoạn giao mùa hạ và mùa thu. Đặc biệt bảo vệ kỹ trẻ trong thời gian này.
Hiện tại, nền y học phát triển nhưng vẫn chưa có vacxin để tiêm cho trẻ phòng bệnh lý này. Vì vậy, việc chủ động phòng tay chân miệng ở trẻ là rất cần thiết:
- Luôn rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi vui chơi.
- Phụ huynh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng cá nhân của trẻ, nên dùng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.
- Dạy trẻ thói quen không dùng chung đồ, đặc biệt với những trẻ đã đi học đi lớp.
- Đối với những trẻ có dấu hiệu bị bệnh cần đi khám chữa, không nên tiếp xúc với những trẻ khác.
- Tập cho trẻ thói quen luôn che miệng khi ho hoặc hắc hơi.
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ luôn đảm bảo với những thực phẩm đã được nấu chín, nước đã đun sôi. Không để trẻ tự ý ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc hoặc những đồ bé vô tình nhặt được.
…
Nhìn chung căn bệnh này được phòng tránh tốt khi trẻ chủ động giữ vệ sinh cho bản thân và phụ huynh hỗ trợ bảo vệ trẻ. Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể tái phát nhiều lần khi gặp.