Mục lục:
Menu
Bệnh sởi là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ do virus sởi gây nê và có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. Đây là một bệnh lý nếu không được kiểm soát sẽ có nguy cơ trở thành dịch. Vì vậy, bệnh sởi ở trẻ cần được phát hiện, điều trị, cách ly sớm tránh lây nhiễm và bệnh có thể tiến triển nặng.
Đây là một trong những bệnh lý mà phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan. Cần nhận biết những dấu hiệu của bệnh sởi từ khi mới bắt đầu để có thể xử lý kịp thời.
Bệnh sởi là gì?
Đây được coi như là bệnh lý có khả năng lây truyền cấp tính chủ yếu qua đường hô hấp được tạo ra bởi virus. Những đặc trưng của căn bệnh này là hiện tường sốt, viêm long đường hô hấp, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cả kết mạc của mắt.
Bệnh sởi có thuốc điều trị đặc hiệu không?
Sởi không chỉ là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Bệnh lý này lây truyền rất nhanh và nếu không được chữa trị có thể gây tử vong.
Trên thực tế chưa tế các nhà khoa học, y học hàng đầu trên thế giới cũng chưa tìm ra cách điều trị bệnh sởi. Phương pháp được áp dụng chủ yếu hiện nay phòng ngừa, nếu không may mắc phải sẽ được điều trị bằng thuốc từ bác sĩ. Khi được chữa trị đúng cách sẽ giảm tối đa khả năng gặp các biến chứng nguy hiểm.
Những yếu tố khiến bệnh sởi phát triển mạnh là gì?
Sởi có khả năng phát triển mạnh nhất là vào mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh hoặc se lạnh. Những khoảng thời gian khác trong năm vẫn có thể phát hiện căn bệnh này tuy nhiên ít hơn.
Những giao tiếp thông thường chính là lý do khiến bệnh lây lan nhanh chóng. Chỉ từ những hành động như: nói chuyện, hắc hơi, ho,… cũng khiến đối phương lây nhiễm.
Bệnh lây lan rất nhanh tại khu vực tập trung đông người như những nơi công cộng, địa điểm vui chơi, nơi làm việc, môi trường hợp tập,…
Trẻ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sởi rất cao, do sức đề kháng kém và hệ miễn dịch không được như người trưởng thành. Khi mắc căn bsệnh này, trẻ cần được phát hiện sớm đưa đến các cơ sở ý thể chuyên khoa. Nếu để nặng tình trạnh bệnh có thể gây ra biến chứng lên não , phổi, tai,… nặng nhất là tử vong.
Những triệu chứng của bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi cũng như nhiều bệnh lý khác thường có những giai đoạn nhất định:
- Giai đoạn 1: ủ bệnh
Ở thời điểm này người bệnh thường không có biểu hiện gì hoặc rất ít, bệnh ủ trong vòng 10 – 14 ngày.
- Giai đoạn 2: Khởi phát
Sau quá trình ủ bệnh khá dài thì cơ thể người bệnh bắt đầu có những biểu hiện lâm sàn như: sốt cao, viêm kết mạc, viêm thanh quản, viêm long đường hô hấp.
- Giai đoạn 3: toàn phát
Bệnh có xu hướng lan ra toàn cơ thể sau khi khởi phát từ 2 -5 ngày. Những nốt phát ban sẽ xuất hiện sau khi người bệnh sốt cao từ 3 – 4 ngày. Có thể quan sát thấy các nốt này ở nhiều vị trí như: sau tai, gáy, mặt, vùng trán, cổ,… từ từ sẽ lan đến ngực, bụng, tay chân, trong lòng bàn tay chân… Các nốt xuất hiện trên khắp cơ thể, khi đó nhiệt độ toàn thân cũng có xu hường giảm dần.
- Giai đoạn 4: phục hồi
Khi các nốt phát ban cũng dần chuyển sang trạng thái lành sẽ đổi màu thành màu xám, có bong vảy. Người bệnh không mắc phải những biến chứng của bệnh sởi thì có thể tự khỏi, tuy nhiên có thể vẫn gặp tình trạng ho từ 1 – 2 tuần.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi là gì?
Theo thống kê, có khoảng 40% người mắc bệnh sỏi sẽ gặp biến cứng do virus gây ra, đặc biệt là bệnh sởi ở trẻ dưới 5 tuổi, người lớn trên 20 tuổi. Trong dó, tỷ lệ tử vong cao nhất thường xảy ra ở độ tuổi dưới 5. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:
Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi mắc bệnh sởi?
Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi tham khắm khi trẻ có các biểu hiện:
- Sốt cao không hạ (từ 39⁰C – 40⁰C), trẻ không đáp ứng các loại thuốc hạ sốt thông thường, người mệt mỏi, mất nước và bỏ bữa.
- Trẻ thở gấp hoăc liên tục khó thở, bệnh đang tấn công vào đường hô hấp của trẻ.
- Trẻ quấy khóc khó dỗ, không chơi, không ăn uống, lờ đờ,…
- Trên toàn thân trẻ có nhiều nốt phát ban nhưng nhiệt độ cơ thể không giảm.
Những cách phòng bệnh bệnh sởi hiện nay
Do bệnh sởi chưa có phương pháp điều trị triệt để vì vậy việc tiêm vacxin phòng bệnh là điều nên làm nhất. Theo lịch trình tiêm phòng ở trẻ, vacxin phòng sởi thường được tiêm rất sớm.
Trẻ được chỉ định tiêm phòng liểu 1 ở giai đoạn 9 tháng tuổi, liều 2 là khi trẻ đã 18 tháng tuổi. Tuy tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Nhưng phụ huynh nên cho trẻ tiêm đúng thời điểm để các mũi tiêm được đều nhau.
Những trẻ thuộc diện đã tiếp xúc với nguồn lây có thể được chỉ định dùng Globulin. Giúp tăng cường hoạt động miễn dịch hoặc có thể làm bệnh có không tiến triển nặng.
Ngoài tiêm vacxin phòng sởi, phụ huynh cũng cần thực hiện vệ sinh cho trẻ thường xuyên cả cá nhân và môi trường xung quanh.
Với những trẻ đã được chuẩn đoán là bị sởi nên được cách ly ngay, tránh lây lan cộng đồng.
Phòng tránh trẻ khỏi bệnh sởi cần đảm bảo trẻ được vệ sinh hàng ngày, tập thói quen rửa tay thường xuyên, sát khuẩn bằng xà phòng.
Không tiếp xúc với người bệnh sởi, trong trường hợp cần thiết thì nhớ đeo khẩu trang. Vệ sinh, sát khuẩn sau khi ra ngoài không dụi mắt, mũi.
Chú ý vệ sinh xung quanh không gian của bé, khu vực sống, khu vực vui chơi,…
Bệnh sởi ở trẻ có thể gây tử vong, vì vậy khi có những dấu hiệu của căn bệnh này phụ huynh cần có hướng xử lý đúng. Tránh để tình trạng bệnh nặng gặp biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ cả về tính mạng và sức khỏe. Mong rằng, những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này!
Có thể bạn quan tâm!
- Dị ứng hải sản là gì?
- Bệnh hôi miệng
- Bệnh hói đầu
- Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
-
Bệnh ALZHEIMER là bệnh gì?