Bệnh trĩ và các phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Bệnh trĩ là một căn bệnh liên quan đến vùng hậu môn, gây cảm giác đau và khó chịu ở người bệnh. Đây là bệnh lý rất dễ gặp và có thể xảy ra với bất cứ ai. Căn bệnh này cũng được Chia ra thành nhiều giai đoạn với các biểu hiện trĩ khác nhau.

Vậy, cụ thể thì trĩ là căn bệnh như thế nào, gây ảnh hưởng ra sao và cách phòng ngừa thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết sau nhé.

bệnh trĩ gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh

Bệnh trĩ là gì?

  Những người mắc căn bệnh này thường là do mạch máu tại khu vực hậu môn bị rối loạn. Các hoạt động của máu diễn ra tại đây không thuận lợi dẫn đến tắc, ứ đọng khiến tĩnh mạch bị căng, giãn dần khiến hình thành trĩ. Sa búi trĩ có thể xảy ra khi tĩnh mạch liên tục bị căng phồng, ống trực tràng bị giãn khiến máu bị rỉ ra ngoài.

Những nguyên ngân gây bệnh trĩ

  Những người bị táo bón, tiêu chảy có khả năng mắc trĩ cao hơn những người bình thường. Người có chế độ ăn không cân bằng (ăn nhiều thịt, ít hoặc không ăn rau), trường hợp béo phì đều có nguy cơ mắc bện trĩ dễ dàng.

Những người ít vận động, ngồi nhiều hoặc những ai thường xuyên phải lao động nặng (có ảnh hưởng đến áp lực ổ bụng) khiến máu khó lưu thông. Việc giãn tĩnh mạch ở hậu môn thường xảy ra ở những đối tượng trên.

Những ai mắc các bệnh liên quan đến u như: u đại trực tràng, u tử cung,.. cũng đều dễ mắc trĩ giãn tĩnh mặc. Phụ nữ sau sinh táo bón là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là đối với những ai sinh thường. Việc trải qua quá trình tác động rạch, khâu liên quan đến hậu hôn làm tăng ảnh hưởng và khả năng bị trĩ.

Phân loại trĩ

phân loại trĩ nội và trĩ ngoại

  Chúng ta thường biết đến với 2 phân loại chủ yếu của bệnh lý này là trĩ nộitrĩ ngoại. Tên gọi của phân loại dựa vào đặc điểm và trị trí xuất hiện trĩ. Cụ thể:

  • Trĩ ngoại: bạn có thể cảm nhận, thậm chí là sờ thẫy trĩ vì phân loại này trĩ nằm phía bên ngoài (phía dưới đường lược). Biểu hiện bằng những mô vảy nằm dưới lớp da bao quanh vùng hậu môn.
  • Trĩ nội: là phân loại có vị trí nằm ngược lại với trĩ ngoại (nằm trên đường lược). Ở phân loại này, bũi trĩ được niêm mạc bao phủ và lớp biểu bì mô.
  • Những giai đoạn phát triển của trĩ

Giai đoạn hay còn gọi là cấp độ phát triển của trĩ biểu hiện như sau:

Cấp độ 1: giai đoạn này trĩ mới hình thành và còn nằm trong ống hậu môn hoàn toàn.

Cấp độ 2: trĩ vẫn nằm trong ống hậu môn nhưng người bệnh sẽ cảm nhận được bũi trĩ thập thò khi đi cầu (thường do rặn). Hiện tượng này trĩ thập thò sẽ biến mất thì người bệnh ngưng rặn hoặc đứng lên.

Cấp độ 3: ở cấp độ này, những hoạt động như đi đại tiện hoặc khi di chuyển quá nhiều; hoạt động đứng lên ngồi xuống nhiều khiến bũi trĩ càng dễ bị đẩy ra ngoài là hiện tượng sa bũi trĩ. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, thường đứng ngồi không yên phải nằm nghỉ để trĩ chui lại vào trong. Bũi trĩ khi bị sa ra ngoài có thể dùng tay đẩy nhẹ vào.

Cấp độ 4: cấp độ cuối cùng, người bệnh thường xuyên cảm nhận được trĩ vì lúc này bũi trĩ đã nằm ngoài ống hậu môn hoàn toàn.

Những triệu chứng của bệnh trĩ phổ biến

  • Biểu hiện của bệnh trĩ qua việc đi đại tiện và phân, bạn có thể thấy máu hoặc không. Tuy nhiên thì thấy máu là dấu hiệu cảnh báo sớm nhất và rõ ràng nhất. Máu chảy có thể ít, nhiều tùy vào mức độ thậm chí người bệnh bị nặng có thể ngồi xổm cũng thấy máu chảy.
  • Cảm giác ngứa ngáy (do ống hậu môn bài tiết dịch nhầy) hoặc có thể đau (do quá trìn tắc nghẽn) thường xuyên tại hậu môn
  • Hậu môn bị sưng xung quanh, có thể cảm nhận một khối nhô lên cảm giác đau, rát.

Cụ thể biểu hiện của bệnh trĩ qua từng phân loại:

  • Phân loại trĩ nội: Người bệnh có thể thấy chảy máu nhưng có thể không cảm thấy đau. Lúc này búi trĩ không thể nhìn thấy, không thể cảm nhận được cho nên ít khi khiến người bệnh cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, khi bệnh nhân rặn khi đại tiện có thể khiến búi trĩ sa dần xuống. Bũi trí tiếp xúc với chất nhầy từ ống hậu môn và phân gây tình trạng ngứa, rát khó chịu. Thường khi gặp tình trạng này bệnh nhân tìm cách sử lý lau, chùi để giảm bớt cảm giác ngứa và nhầy. Nhưng hành động này thường làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Phân loại trĩ ngoại: Ở phân loại này người bệnh có các biểu hiện rõ ràng hơn, khó chịu hơn và nặng hơn. Những cơn đau có thể xuất hiện không được báo trước khi búi trĩ có cục máu đông. Cục máu đông là nguyên nhân khiến những cảm giác ngứa,đau khó chịu.

 

Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

  Để trách mắc căn bệnh này, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Ăn nhiều rau xanh giúp phòng bệnh trĩ rất tốt, trong rau chứa nhiều chất sơ giúp phân không bị cứng, có thể đào thải dễ dàng. Ngoài ra có thể ăn các loại thực phảm khác như: trái cây, lúa mạch, ngô, kê,..
  • Uống đủ nước mỗi ngày phòng bệnh trĩ hiệu quả, nước lọc và các loại nước ép, sinh tố rất tốt cho sức khỏe. Uống đều và đủ nước giúp phân không bị khô cứng.
  • Sử dụng các loại sản phẩm chức năng giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể ví dụ như: Metamucil và Citrucel. Những sản phẩm này giúp cải thiện bện, đặc biệt chảy máu khi bị trĩ.
  • Trong quá trình đi đại tiện không nên dùng lực rặn quá mức khiến ảnh hưởng xấu đến các tĩnh mạch. Với người bị trĩ có thể làm nặng tình trạng bệnh, với người bình thường tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Tập thói quen đi vệ sinh, đi đại tiện khi có nhu cầu không nhịn khiến phân mất nước, khô cứng gây khó khăn khi đi cầu.Ngoài ra, khi đi đại tiện nên tập trung, không đọc báo, không dùng điện thoại và không ngồi quá lâu.
  • Tạo thói quen vận động lành mạnh mỗi ngày cho bản thân, giúp tĩnh mạch hoạt động tốt.

Khi thấy các tình trạng của bệnh trĩ nặng lên mà khi bạn áp dụng nhiều cách không khiến bệnh thuyên giảm. Hãy đi khám bác sĩ ngay để được điều trị bằng những phương pháp phù hợp!