BỆNH SỎI THẬN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH DO ĐÂU?

Bệnh sỏi thận là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều người đặt ra khi muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Để tránh xa căn bệnh này, mỗi người cần có kiến thức để phòng tránh. Vì khi mắc phải có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, sỏi thận có nguy hiểm không không? Nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau nhé.

• Bệnh sỏi thận là gì?

Trước khi tìm hiểu sâu về bệnh lý này, hãy cùng nắm chắc về khái niệm để hiểu về bệnh dễ dàng hơn.
Sỏi thận Chính là do cặn muốn và khoáng chất bên trong bộ phận này bị lắng lại, không được đào thải hết ra bên ngoài. Khi những chất trên tồn đọng quá lâu, từ những hạt li ti sẽ tập hợp lại hình thành nên sỏi thận.
Nguyên nhân gây bệnh thì có rất nhiều, bất cứ ai cũng có thể mắc phải từ những thói quen ăn uống, sinh hoạt thông thường. Các triệu chứng của bệnh thường diễn ra trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở trong bàng quang.
Căn bệnh này rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, bệnh sỏi thận và cách điều trị đang là sự quan tâm của nhiều người. Tìm hiểu với mong muốn có thể cải thiện hiện sớm tình trạng bệnh. Bởi, sỏi thận có khả năng tự thoát ra ngoài qua đường nước tiểu gây đau rát, khó chịu.

• Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Các triệu chứng khi mắc bệnh có thể gây đau, khó chịu và nhiều người khi mắc bệnh lo lắng về tình trạng này khi kéo dài. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy đến các cơ sở y tế sớm để thăm khám và nhận được sự điều trị hợp lý. Tốt nhất bạn nên giữ thói quen khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Để không những phát hiện sớm sỏi thận mà còn có thể là những bệnh lý khác.

Để biết bệnh sỏi thận và cách chữa trị nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào kích thước và vị trí của viên sỏi. Với những người có trình trạng nhẹ thường chỉ cần uống thuốc giảm đau và uống nhiều nước lọc mỗi ngày. Nhằm giúp việc đào thải sỏi ra bên ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với những người bị nặng, viên sỏi quá to và khó sử lý có thể gây biến chứng cần phải được phẫu thuật sớm.

  • Các biến chứng có thể gặp khi bị bệnh sỏi thận:
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu: 

Sỏi thận thường không xuất hiện cố định tại một vị trí, chúng có thể di chuyển theo đường nước tiểu từ đài thận, bể thận đến niệu quản. Tại niệu quản với những ống hẹp, rất dễ gặp tình trạng tắc nghẽn. Khiến thận ứ đọng nước, khó thoát gây giãn đài thận, bể thận,… Chính điều này khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau quằn quại, dữ dội. Kèm theo đó là biểu hiện đái rắt, bí tiểu kéo dài.

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: 

Khi sỏi thận tồn đọng lâu ngày trong cơ thể có thể tạo ra một môi trường lý tưởng hình thành vi khuẩn. Các vi khuẩn có hại này khiến nhiễm trùng thận và nhiều vị trí khác. Nguy hiểm hơn là khi những viên sỏi có cạnh nhọn, di chuyển trong đường tiết niệu gây trầy xước dễ gây viêm, xơ và teo thận.Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn sẽ cảm thấy đau bụng dưới, nóng buốt khi tiểu, thay đổi màu sắc nước tiểu kèm mùi khó chịu,…

  • Suy thận cấp và mãn tính:

Đây là mức độ khá nguy hiểm đối với người sỏi thận, chính là do sự kéo dài của bệnh lý này. Thận bị ứ nước ở cấp độ nặng kèm theo nhiễm trùng sẽ hủy hoại mô thận. Từ đó khiến các chức năng của thận bị suy giảm, có thể không phục hồi nếu chỉ số lọc cầu thận dưới 10ml/phút. Các bác sĩ sẽ phải yêu cầu người bệnh lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận để bảo toàn tính mạng.

  • Vỡ thận: 

Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm nhưng khá hiếm gặp, có khả năng dẫn đến tử vong cao ở người bệnh. Trạng thái nguy hiểm này xảy ra khi thận phải chịu lực dồn ép quá lâu khi bị ứ đọng nước. Vách thận mỏng và tình trạng chứa nước kéo dài kèm theo sưng viêm, phù nề khiến thận không thể chịu được lâu. Khi thận vỡ, người bệnh cần được đi mổ cấp cứu gấp.

Các biến chứng của sỏi thận rất gây hại đến sức khỏe và còn ảnh hưởng đến tính mạng. Để có thể cải thiện sớm, không gặp biến chứng thì ngay từ khi phát hiện, người bệnh nên điều trị sớm.

• Bệnh sỏi thận có nguyên nhân từ đâu?

Tìm hiểu bệnh sỏi thận và nguyên nhân gây bệnh là một trong những cách giúp bạn phòng bệnh hiệu quả. tham khảo ngay nhé:

  • Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh sỏi thận luôn được cảnh báo đó là uống ít nước. Uống quá ít nước một ngày khiến nước tiểu bị cô đặc nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu. Dấu hiệu bệnh sỏi thận được cảnh báo vì thiếu nước qua màu nước tiểu mà bạn thấy rõ. Thường là màu vàng đậm giống với màu nước trà pha đặc, tiểu rắt, khó chịu khi tiểu,…
  • Do bẩm sinh dị dạng, nước tiểu bị tích do khó thoát tạo thành sỏi thận. Sỏi thận thường do tích tụ lâu ngày và hình thành khi các viên nhỏ kết dính lại rất nguy hiểm khi để lâu.
  • Đối với người bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang khiến nước tiểu bị đọng nhiều ở thành khe rất dễ bị sỏi thận. 
  • Lười vận động, ở lì, nằm lì một chỗ trong thời gian dài. Không thường xuyên để cơ thể vận động có thể dẫn đến nhiều loại bệnh trong đó có sỏi thận.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm có nhiều bệnh lây truyền. Quan hệ khi không đảm bảo vệ sinh ở cả 2 người có thể gây nhiễm trùng, tình trạng này kéo dài., lặp đi lặp lại có thể gây ra sỏi thận.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, việc nạp nhiều oxalate, canxi khiến cơ thể khó dung nạp. Dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C… cũng khiến hình thành sỏi thận.

• Triệu chứng của bệnh sỏi thận là gì?

Khi gặp những triệu chứng sau, rất có khả năng bạn đã mắc bệnh sỏi thận; nên đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, tham khảo nhé:

  • Nước tiểu bị tắc ứ lâu ngày gây triệu chứng đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới có thể lan xuống bụng và bắp đùi.
  • Bệnh sỏi thận có biểu hiện rõ ràng nhất khi tiểu đau và rát do những viên sỏi di chuyển và thoát ra.
  • Khi tiểu ra máu, tiểu rắt, són … cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc sỏi thận. Hiện tượng này là do sỏi đang ở niệu quản hoặc bàng quan. Đặc biệt, tiểu ra máu là do sỏi làm xước bàng quang. Tùy vào độ xước mà người bệnh có thể nhận biết được do lượng máu tiết ra.
  • Sỏi thận ảnh hưởng đến tiêu hóa, nên việc cảm thấy buồn nôn, nôn cũng được coi là dấu hiệu của bệnh sỏi thận.
  • Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng có thể gây nên cảm giác sốt và ớn lạnh. 

Để tìm hiểu hết về dấu hiệu của bệnh sỏi thận là gì thì còn rất nhiều. Tuy nhiên, dựa vào những triệu chứng cơ bản trên cũng có thể giúp bạn nhận biết, đừng nên chủ quan khi có những biểu hiện nhỏ nhất.

• Cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả

Để phòng tránh căn bệnh này, bạn có thể tham khảo một số điều sau:

  • Hình thành những thói quen tốt cho cơ thể: uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 2l), hạn chế ăn đồ chứa lượng natri cao, sử dụng ít các loại nước ngọt, nước có gas; giảm lượng tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp. Nên ăn các loại gia cầm để bổ sung protein.
  • Không nên lạm dụng canxi hoặc thực phẩm có hàm lượng axit oxalic cao. Những chất này thường có trong táo, tỏi, hành tây, cafe, cacao, chè, rượu,…
  • Nâng cao các hoạt động thể thao để sức khỏe ổn định, những hoạt động trong cơ thể cũng diễn ra dễ dàng hơn. Tập các bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, yoga,…

Bệnh sỏi thận sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn hãy luôn bảo vệ mình  bằng cách có nhiều thói quen tốt và không chủ quan khi cảm thấy không khỏe. Sau khi tham khảo bài viết, hi vọng giúp bạn sẽ có những kiến thức cần thiết với căn bệnh này!

Có thể bạn quan tâm:
Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới
Tìm hiểu bệnh viêm buồng trứng ở nữ giới
Nam giới có cần đi cắt bao quy đầu
Những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới
Rối loạn cương dương ở nam giới
Xuất tinh sớm ở nam giới